Tin Tức

Game Resident Evil 6 và cấu hình đề nghị

Cốt truyện phân tán nhưng chặt chẽ

Cốt truyện trong RE6 được chia ra làm 4 cốt truyện chính với 7 nhân vật chính. Thay vì tạo ra một cột truyện chung cho cả 7 nhân vật, Capcom lại cho ra 4 cốt truyện đặc trưng với khởi đầu và kết thúc khác nhau cho mỗi cốt truyện. Cách phân chia này đã đem đến thành công nhất định cho RE6, cho thấy được điểm nhấn và sức ảnh hưởng của tựa game.


7 nhân vật chính trong game với 4 cốt truyện khác nhau

Qua quá trình trải nghiệm, game thủ sẽ cảm thấy có vẻ như các nhà phát triển game đã tạo ra một cốt truyện có tính cao trào rõ rệt. Trong lúc cốt truyện phần đầu game dường như trải qua chậm rãi, thì đến cuối cốt truyện mọi thứ được đẩy lên cao trào khiến cho người chơi không ngừng theo dõi đến kết thúc. Mỗi màn chơi trong cốt truyện tổng thể liên kết với nhau đến mức, khi đến một màn chơi trong cốt truyện của nhân vật này thì bạn chợt nhận ra một màn chơi của nhân vật khác xảy ra cùng lúc và mọi chuyện gần như ăn khớp với nhau khi các nhân vật chính gặp nhau. 


Leon và Chris gặp nhau sẽ có gì bất ngờ đây?

Kết hợp giữa không gian game đen tối, những con boss kinh dị và cách kích thích thị giác người chơi, Capcom rất biết cách đem đến những tình huống bất ngờ, đáng sợ cũng như đáng nhớ cho game. Những cảm giác khó quên như khi nhân vật của ta bị một con Ustanak khổng lồ đuổi theo và bị nó dập cho một trận nhừ tử hay như khi cả một khu vực đông người chen lấn cố gắng chạy thoát thân bị dính vào một đám khói chứa đầy C-virus và tất cả mọi người bỗng chóc biến thành những con zombie. Những khoảnh khắc như thế là cách mà Capcom mang người chơi trở lại những cảm giác hồi hộp và kinh dị mà game đem đến ngay từ phiên bản đầu tiên.

Chồng chất quá nhiều lớp cốt truyện – Liệu có đáng?

Việc chồng chất cốt truyện trong RE6 khiến cho gameplay đi xuống hẳn. Khi đến  cao trào của màn chơi, người chơi buộc phải đi vào một cảnh chơi khác như lúc Christ đang chiến đấu căng thẳng với con rắn khổng lồ thì tự nhiên phải dài dòng chiến đấu một chiếc trực thăng. Đáng lẽ ra những cảnh chơi này không cần thiết phải dài dòng hay lặp lại nhiều lần. 

Theo tôi nghĩ thật không đáng để tốn dung lượng game vào những cảnh như thế. Nếu chỉ việc đẩy nhanh những cảnh bằng một cutscene hay một đoạn hội thoại thì game sẽ tuyệt hơn hẳn. Có lẽ các nhà phát triển đã quá tập trung vào kéo dài thời lượng game mà quên rằng điều này sẽ đem lại những tác động tiêu cực đến gameplay.


Nhìn màn đấu trực thăng như thế nên làm thành cutscene sẽ tốt hơn

Gameplay của RE6 cũng không gọi là nhàm chán, bởi gameplay và cách tạo dựng những cảnh kinh dị của từng cốt truyện hết sức đặc trung. Tiêu biểu như trong cốt truyện của Chris, khi đồng đội của anh lần lượt bị sát hại bởi một con rắn khổng lồ tàn hinh. Hay trong cốt truyện của Jake và Sherry, khi họ liên tục bị Ustanak truy đuổi và phải chạy trốn liên tục. Như của Leon và Helena, họ phải cố gắng thoát khỏi Tall Oaks và phát hiện những bí mật đáng sợ trong khu vực thí nghiệm ngầm dưới lòng đất. Và như cốt truyện gây cấn của Ada, cố gắng giải những câu đố phức tạp trong lòng một chiếc tàu ngầm. Những trải nghiệm như thế đã tạo nên một thương hiệu Resident Evil.


Màn rượt đuổi với Ustanak

Đồng đội rất cần trong mọi hoàn cảnh

Việc xuất hiện đồng đội đã có từ RE4, nhưng vào lúc đó những người “đồng đội” đó có vẻ không được “thông minh” lắm. Đến RE5 không chỉ có đồng đội máy, những người chơi online khác cũng có thể tham gia và vào vai đồng đội của bạn. Và trong RE6, AI của đồng đội máy của bạn đã được cải tạo lại vào có ích hơn trước và còn không lấy đồ của bạn vô cớ nữa.


Đồng đội quả thật cần thiết trong những trường hợp như thế

Nhưng lỗi với AI của người đồng đội này lâu lâu cũng xuất hiện. Như khi bạn vào phòng rồi mà đồng đội vẫn còn đứng đó mà không mở cửa vào. Hay khi bạn phải lo đối đầu với một bầy zombie trong khi đồng đội vẫn đứng đó và chỉ bắn một hai phát súng, chỉ chạy tới cứu khi bạn hết máu và chỉ thế thôi. Điều này cho thấy “tình đồng đội” mà Capcom tạo ra còn có nhiều thiếu sót.

Có súng thì đã sao nào?

Trong suốt 15 năm qua, cái cách mà Capcom tạo nên sự kinh dị trong RE chính là cho dù bạn có được trang bị đến tận răng hay có đồng đội đi chăng nữa, thì những con quái luôn rất khó đối phó. AI của zombie trong RE luôn được nâng cấp và cải tiến nên gameplay cũng sẽ có chút thay đổi. Khi không thể bắn một phát vào đầu là kết thúc tất cả, sức mạnh cơ bắp là phương án cuối cùng. 


Thanh năng lượng hạn chế sử khả năng đánh đấm của bạn

Trong RE6, bạn có thể tay không đánh zombie và điều này khá cần thiết khi trong tay không còn một băng đạn. Nhưng bạn không thể tay không đánh mãi được bởi Capcom đã tạo ra một thanh sức mạnh. Khi cây sức mạnh này hết thì bạn cũng chẳng còn khả năng đánh đấm gì được cả.

Đồ họa được châu chuốt bóng bẩy

Từ đồ họa góc cảnh của PS1 đến đồ họa cải tiến 3D của PS2, giờ đây ở RE6 đồ họa được làm đẹp đến lung linh, những con zom được làm gớm ghiếc hơn trước, boss được làm với nhiều chi tiết nổi bật hơn. 


Đồ họa và giao diện hoàn toàn được đổi mới


Những pha hành động trở nên đẹp đẽ hơn khi đồ họa được nâng cấp

Âm thanh

Âm thanh trong game được lồng ghép hợp lý và sinh động vào những màn chơi trong game. Những tiếng rên rỉ của zombie trong sân trường, hay tiếng của những con người gào thét khi bị biến thành zombie và âm thanh từ những pha đấu súng gây ra sự hồi hộp gây cấn rất riêng trong RE.

Tổng kết

Được đầu tư rất nhiều từ đồ họa, âm thanh đến cốt truyện, nhưng có lẽ RE đang trượt ra khỏi dòng chảy mình điều mà fan trung thành với game từ những ngày đầu. Sự kinh dị dường như không còn thay vào đó là một RE bắn súng góc nhìn thứ 3 với những pha hành động. Nhưng cũng không thể phủ định sự ảnh hưởng nhất định của RE đến fan của game zombie và hy vọng vào một ngày nào đó nếu Capcom quyết định ra mắt RE7 thì họ sẽ cân nhắc lại với việc quay về quỹ đạo của RE.

Sau đây là chi tiết cấu hình yêu cầu của trò chơi được Capcom công bố:

 

Cấu hình tối thiểu:

 

Hệ điều hành: Windows Vista/XP, Windows 7, Windows 8.

CPU: Intel Core 2 Duo 2.4 Ghz, AMD Athlon X2 2.8 Ghz.

Bộ nhớ: 2 GB RAM.

HDD: 16 GB chỗ trống.

VGA: Hỗ trợ từ DirectX 9.0c trở lên (NVIDIA GeForce 8800GTS). 

 

Cấu hình đề nghị:

 

Hệ điều hành: Windows Vista/XP, Windows 7, Windows 8.

CPU: Intel Core 2 Quad 2.7Ghz, AMD Phenom II X4 3Ghz hoặc hơn.

Bộ nhớ: 4 GB RAM.

HDD: 16 GB chỗ trống.

VGA: NVIDIA GeForce GTX 560 hoặc hơn.

Nguồn: theo internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *