Cấu hình chơi mượt Overwatch
Với bất kì tựa game nào mới ra, câu hỏi đặt ra đầu tiên chính là: Cấu hình nào để chơi? Với cấu hình yêu cầu ở mức tầm trung hiện nay, Overwatch vẫn có thể chơi ĐƯỢC với các máy tính từ 1-2 năm trước có cấu hình không quá cao như CPU Intel Core i3, 4GB Ram và VGA GTX740 trở lên.
Tuy nhiên để tận hưởng cấu hình cao nhất lại là chuyện hoàn toàn khác, Blizzard đã rất khôn khéo khi đưa ra các mức thiết lập từ Low – Medium – High – Ultra đến Epic (tương đương độ phân giải 4k-16k tuỳ thuộc màn hình) để phù hợp với từng cấu hình khác nhau. Trong bài viết dưới đây, vi tính đồng nai xin giới thiệu tới các bạn một cấu hình cơ bản để có thể chơi Overwatch mượt mà trong tầm giá 16 triệu đồng với các linh kiện mới nhất!
Chi tiết cấu hình
• CPU Intel Core i5-6400
• Mainboard MSI B150M Vữa
• DDR4 Ram Avexir Core Series 2x4GB-2400
• VGA Asus GTX960 OC Turbo 4GD
• SSD 120GB Avexir E100
• Nguồn FSP HYN 500W
• Tản nhiệt CPU Xigmatek Gaia II
• Trường hợp lấy trộm bốn trẻ
• Tổng: 16.412.000đ
CPU Intel Core i5-6400
Một tượng đài ngay lập tức được giới mộ điệu đánh giá cực cao – bộ vi xử lý thế hệ thứ 6 của Intel ( Skylake ) với 4 nhân thực và 4 luồng cùng mức xung 2.8Ghz. So về hiệu năng gaming, Intel Core i5-6400 chỉ kém Intel Core i7-4770K ( CPU cao cấp đời Haswell với mức giá hơn 8 triệu đồng ) khoảng 8%, với mức giá chỉ nhỉnh hơn nửa một chút, những gì i5-6400 mang lại là không phải bàn cãi khi liên tục là CPU i5 bán chạy nhất kể từ khi ra mắt
DDR4 Ram Avexir Core Series 2x4GB-2400
Với cấu hình yêu cầu của Overwatch là 6GB Ram, nên lựa chọn 8GB của người viết là hợp lý bởi sẽ còn dư ra một chút để các bạn có thể vừa nghe nhạc hoặc chat facebook khi chơi. Ngoài ra việc sử dụng Ram DDR4 mới nhất cũng giúp tăng khả năng nâng cấp sau này so với DDR3 đã dần đi vào dĩ vãng. So với các sản phẩm Ram trên thị trường, Avexir có mức giá khá hợp lý, bằng hoặc thấp hơn nhưng vẫn đem lại sự ổn định cũng như hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt phù hợp với xu hướng Gaming Color đang rất được ưa chuộng.
Mainboard MSI B150M Vữa
Luôn nằm trong top các thương hiệu sản xuất bo mạch chủ và card đồ hoạ hàng đầu thế giới, MSI tiếp tục khẳng định vị thế của mình với thế hệ Mainboard sử dụng chipset dành cho CPU Skylake, đặc biệt là dòng B150M Mortar/Bazooka với thiết kế hầm hố hơn, kèm tản nhiệt cho khu vực mosfet và khe PCI Express bọc giáp chắc chắn. Cùng các cổng ăn chơi đầy đủ để phục vụ “tới bến” các gamer trong thế giới ảo
VGA Asus Turbo GTX960 OC 4GB
Chiếc card đồ hoạ GTX960 4GB có giá tốt nhất bây giờ – đó chính là Asus Turbo GTX960 OC 4GB, với hiệu năng đã được khẳng định ngay từ khi ra mắt, và thiết kế lồng sóc giảm lượng nhiệt phả vào CPU, tối ưu hơn luồng khí so với tản nhiệt thông thường, đây là lựa chọn rất đáng quan tâm trong phân khúc card đồ hoạ chơi game hiện nay khi có thể chơi tốt kể cả các game offline ở thiết lập cao đến cao nhất.
Hệ thống lên đèn
Với tổng trị giá hệ thống ở mức khá hợp lý – xoay quanh 16 triệu đồng cùng tông màu trắng – da cam đặc trưng của Overwatch, liệu hệ thống này sẽ xoay sở ra sao trong chiến trường đầy “thú tính” này?
Để trực quan hơn, chúng tôi sẽ “đá cặp” thử với những chiếc Card màn hình phổ biến hiện tại bao gồm:
. GTX950 ( giá thị trường hiện tại từ 3.799.000đ )
. GTX970 ( giá thị trường từ 8.849.000đ )
. GTX980 ( giá thị trường từ 14.299.000đ )
. GTX980Ti ( giá thị trường từ 17.199.000đ )
. GTX1080 ( giá thị trường từ 19.099.000đ )
Các bạn có thể thấy GTX960 vẫn đủ khả năng chơi ở mức thiết lập cao nhất ( EPIC ) ở độ phân giải Full HD. Nếu các bạn cần trải nghiệm mượt mà hơn nữa để sử dụng với màn 144Hz đang rất phổ biến hiện nay, thì GTX980Ti hay GTX1080 là lựa chọn cực kì đúng đắn. Hy vọng với note nho nhỏ này, các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cấu hình để chiến ngon lành tựa game cực hot mới ra của Blizzard đang trở thành xu hướng toàn cầu!
Bảng báo giá do Hanoi Computer cung cấp:
Bonus: Về chi tiết các thiết lập của Overwatch
Field of View: tương tự như tiêu cự của máy ảnh, tiệu cự càng ngắn thì ảnh càng rộng. Overwatch sử dụng slider để tuỳ chỉnh mục này, càng trượt về bên phải thì vùng ảnh các bạn nhìn thấy sẽ càng rộng và sẽ có hiệu ứng méo hình ( tương đương trên các ultra-wide angle lens ).
Enable Vsync: khoá FPS ( khung hình/s ) tương đương với tần số quét tối đa của màn hình để tránh hiện tượng bị xé/bóng ma. Các màn hình thông thường có tần số quét từ 60-75Hz, và 144-165Hz trên các màn hình gaming chuyên dụng
Enable Triple Buffering: “Nhồi nhét” thêm các khung hình vào bộ nhớ của Card màn hình ( VRAM ), bật lên sẽ giúp hình ảnh mượt mà hơn khá nhiều nhưng bộ nhớ sẽ bị ngốn thêm khá nhiều. Tốt nhất nên tắt đi.
Limit FPS: tương tự như Vsync như sẽ khoá FPS ở mức tuỳ chọn, tốt nhất nên tắt.
Graphic Quality: có 5 mức Low – Medium – High – Ultra – Epic, chỉnh cái này sẽ tự động tuỳ chỉnh toàn bộ Advanced Setting ở dưới.
Render Scale: Tuỳ chỉnh độ phân giải của hình render, sau đó sẽ downscale ( hoặc upscale ) cho phù hợp với độ phân giải màn hình. Có 5 mức:
. Low: 50& độ phân giải
. Medium: 75% độ phân giải
. High: 100% độ phân giải
. Ultra: 150% độ phân giải
. Epic: 200% độ phân giải
Local Fog Detail: Chỉnh độ “sâu” của khói lửa trong game, càng nhỏ thì lượng khó được render sẽ càng ít, nhưng nhìn sẽ kém thật hơn bởi nếu bạn di chuyển quá nhanh thì khó sẽ biến mất sau 1 lúc mới hiện tiếp ( bởi vì máy chưa kịp render lượng khói ở cách bạn quá xa )
Shadow Detail: Cũng giống như Local Fog Detail, nhưng đối với đổ bóng nhân vật
Model Detail: Tuỳ chỉnh chất lượng của các vật thể 3D trong game, càng cao thì càng chi tiết và ngược lại
Refraction Quality: Tuỳ chỉnh độ tương tác của ánh sáng với các vật thể ( ví dụ như tia nắng, các vật thể ở sau khiên của Reinhardt chẳng hạn )
Local Reflection: Bật để tăng chất lượng ảnh phản chiếu qua gương hoặc các vật thể có mặt bóng
Ambient Occlusion: Một tuỳ chỉnh ngốn card màn hình cực kì khủng khiếp, bật lên sẽ tăng độ “3D” của bóng vật thể, ví dụ khi đổ bóng xuống mặt đất gồ ghề thì bóng sẽ gồ ghề theo.
Dynamic Ambient: Cũng giống như Ambien Occlusion, nhưng đối với vật thể động
Texture Quality: Điều chỉnh độ chi tiết của bề mặt vật thể, càng cao thì vật thể càng chi tiết và càng có độ “sâu”. Card màn hình có bộ nhớ dưới 2GB không thể để mức cao trở lên.
Texture Filtering Quality: Một cách gọi khác của Anisotropic Filtering – điều chỉnh hình ảnh render để đạt hiệu ứng tốt nhất về vật thể so với góc nhìn.
Dynamic Reflection: Chất lượng của hình ảnh động phản chiếu trên vật thể
Translucent Shadow Details: Chất lượng bóng đổ của vật thể trong trạng thái gần xuyên thấu (ví dụ như dash của Genji).
Effect Details: Chất lượng hiệu ứng của kĩ năng, càng giảm thì hiệu ứng trông càng “phẳng” hơn và ngược lại.
Anti-Aliasing Quality: Khử răng cưa, có 4 mức tương ứng là Low (FXAA), Medium (SMAA – 2x), High (SMAA – 4x), Ultra (SMAA – 8x).
Simple Ambient Light: Bật để giảm tương tác của ánh sáng với vật thể.
Ảnh hưởng của thay đổi setting trong game:
Render Scale: Tương đương như khi bạn thay đổi độ phân giải của màn hình, khi scale càng cao thì độ sâu và nét của vật thể càng tăng và card cũng phải chạy hết công suất. Với scale “Epic” trên độ phân giải Full HD ( 1080p ) hiệu năng của card bị giảm tới 87% so với “Scale”. Đừng bật Epic trừ khi bạn đang sở hữu một trong những top bộ máy tính khủng tại Việt Nam!
Ambient Occlusion: Khi tắt chức năng này FPS sẽ tăng khoảng 8-10%, khá đang kể nhưng đánh đổi lại là vật thể nhìn sẽ “phẳng” hơn nhiều so với lúc bật
Refractions: gần như không ảnh hưởng tới FPS ( người viết chơi thử 2 game mỗi chế độ ). Tuy nhiên việc test có thể cần nhiều thời gian hơn với các map nhiều vật thể xuyên thấu ví dụ như 10 Reinhardt chẳng hạn.
Local Reflection: tương tự như trên, gần như không ảnh hưởng tới FPS
Texture Filtering Quality: Ảnh hưởng rất ít tới FPS, với mức tắt và cao nhất thì FPS cũng chỉ chênh lệch từ 3-5%, không đáng kể.
Dynamic Reflection: Một trong những thiết lập “giết cấu hình”, thử nghiệm trên map Hanamura thì FPS khi để mức cao nhất bị tụt 30-32% so với mức cao, còn khác biệt giữa cao-trung bình là 13-15% và trung bình-thấp là 13-14%. Nếu bạn muốn tăng FPS, tốt nhất là tắt cái này đi!
Anti-Aliasing Quality: Giữa các mức thiết lập chỉ thay đổi từ 3-5FPS.
Nguồn Gamek.vn